Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

TALMUD – TINH HOA TRÍ TUỆ DO THÁI

 Trong lịch sử nhân loại, có thể nói không một dân tộc nào chịu nhiều khổ nạn, phải phiêu bạt khắp nơi… mà vẫn viết nên trang sử văn minh rực rỡ như dân tộc Do Thái.

Nếu hỏi người Do Thái: “Thứ quan trọng nhất đối với con người là gì?”, thì họ sẽ trả lời: “là trí tuệ”. Trí tuệ đến từ truyền thống tôn giáo của người Do Thái, cho nên nó chiếm vị trí quan trọng trong lòng họ.

 

Thông thường, khi trẻ em Do Thái chưa trưởng thành, các bậc cha mẹ đã dạy chúng rất sâu sắc rằng trí tuệ quan trọng hơn của cải và địa vị.

“Nếu một ngày kia nhà con bị cháy, của cải bị cướp sạch thì con sẽ mang cái gì đi trốn?”, người mẹ hỏi.

“Tiền”, một đứa bé đáp.

“Kim cương”, đứa khác trả lời.

“Có một thứ không hình dạng, không màu sắc, không mùi vị, các con có biết là gì không?”, người mẹ hỏi tiếp.

Bọn trẻ suy nghĩ mãi mà chưa tìm được đáp án.

Người mẹ cười nói tiếp: “Các con ạ, thứ các con mang đi không phải là tiền, cũng không phải là kim cương, mà là trí tuệ. Trí tuệ là thứ không ai cướp đi được, chỉ cần con còn sống thì trí tuệ sẽ mãi mãi theo con, dù đi đến đâu các con cũng không mất nó”. Rất nhiều bà mẹ người Do Thái đã dạy con cái mình như vậy. Cho nên, quan niệm về trí tuệ đã bắt rễ sâu trong lòng người Do Thái. Trong xã hội của Do Thái, gần như ai cũng cho rằng học giả vĩ đại hơn Quốc vương và vĩ đại hơn phú ông rất nhiều.

 

Dân tộc Do Thái rất coi trọng học vấn, nhưng so với trí tuệ thì học vấn cũng thấp hơn, họ ví những người chỉ có tri thức mà không có trí tuệ là “con lừa cõng rất nhiều sách vở”. Đối với người Do Thái, loại người này dù có nhiều tri thức, nhưng chẳng ích gì. Nếu chỉ thu thập nhiều tri thức mà không sử dụng, thì coi như chỉ chất đống sách vở mà không dùng, cũng là một sự lãng phí. Người Do Thái cũng coi nhẹ việc học tập thông thường, họ cho rằng học tập thông thường chỉ là một sự bắt chước chứ không phải là sáng tạo. Trên thực tế, học tập phải là nền tảng của suy nghĩ.

 

Thành công không chỉ bắt nguồn từ tri thức

Trí tuệ quan trọng hơn tri thức, vậy trí tuệ bắt nguồn từ đâu? Theo kinh nghiệm của người Do Thái, trí tuệ bắt nguồn từ học tập, quan sát và suy nghĩ. Điều này thật đơn giản và có vẻ sáo rỗng, nhưng sự thực chứng minh rằng việc càng đơn giản càng khó thực hiện tốt. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể:

Một là phải học tập

Học tập để rèn luyện tâm tính và tư duy của con người, chỉ có không ngừng học tập thì mới giúp chúng ta ở vào trạng thái không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình. Người Do Thái coi học tập là nghĩa vụ, coi giáo dục là “kính thần”, chúng ta biết rằng tri thức bắt nguồn từ thực tiễn và kinh nghiệm, nhưng cá nhân do hạn chế bởi không gian thời gian và cả bản thân, nên không thể việc gì cũng tự mình thực hiện và trải nghiệm, mà phần lớn là học tập kinh nghiệm của người khác. Sách vở rõ ràng là công cụ chủ yếu chuyển tải kiến thức, nó là kho tri thức mới, kỹ thuật mới và thông tin, nó làm phong phú đầu óc và khơi gợi tư duy. Do đó, học tập là điều kiện trước tiên để có trí tuệ.

 

Hai là phải biết quan sát.

Chỉ khi chúng ta dùng tri thức để quan sát thế giới, phân tích vấn đề thì nó mới là tri thức “sống”; chỉ khi thông qua mối quan hệ giữa cảm quan và tư duy của con người với sự vật và vấn đề hoặc hiện tượng tồn tại thì tri thức mới thể hiện được giá trị của nó. Cho nên, quan sát là bước quan trọng trong việc học cách sử dụng tri thức.

 

Ba là phải biết suy nghĩ.

“Suy nghĩ” không đơn thuần chỉ là sự lý giải tri thức, mà quan trọng hơn là một sự phản ứng với hoàn cảnh, đối với sự biến đổi, hàng ngày chúng ta phải trải qua sự thay đổi, luôn nghe thấy vô vàn sự thay đổi, thế nhưng, mấy người trong chúng ta phát hiện được quy luật của sự thay đổi và dự kiến được xu thế thay đổi? Phải nói là, biết suy nghĩ là mức độ cao nhất của trí tuệ, nó chỉ có thể đạt được trên cơ sở tri thức được hiểu, nắm bắt và biết học một biết mười, đồng thời còn phải dựa vào năng lực trực giác nhạy bén và tầm nhìn cũng như tấm lòng rộng rãi.

——-

Dưới đây là bản tóm tắt một vài ý chính trong bản sách cổ TALMUD – TINH HOA TRÍ TUỆ DO THÁI.

Tiền sống là tiền có thể không ngừng sinh lời, quan trọng hơn trí tuệ chết, là trí tuệ không biết làm ra tiền bạc.

Trí tuệ sống là trí tuệ biết làm ra tiền thì quan trọng hơn tiền chết, tức là của cải đơn thuần – tiền không biết đẻ ra tiền.

Chỉ khi hoà vào trong tiền bạc thì trí tuệ mới là trí tuệ sống.

Chỉ khi hoà vào trong trí tuệ thì tiền mới là tiền sống.

Trí tuệ sống & tiền sống đều quan trọng như nhau vì chúng chính là sự kết hợp viên mãn giữa trí tuệ & tiền bạc.

TALMUD

Nếu có người hỏi người Do Thái: “Cái quan trọng nhất của con người là gì ?” họ nhất định sẽ trả lời: “Trí tuệ”. 

TALMUD

“Bắt tay trồng tiền” – Speller

Mỗi lần tiêu tiền phải làm cho tiền trở lại túi mình gấp 10 hoặc nhiều hơn.

(Ex: đổi đồng đô la thành tiền xu)

TALMUD

Để có được tri thức, người Do Thái coi trọng cả việc học chính quy trong Trường lẫn việc tự học.

Người Do Thái rất coi trọng kỹ năng tiếp thu tri thức độc lập, từ đó chỉ đạo công việc thực tiễn của mình.

Tri thức là sức mạnh trong làm giàu, ai nắm được tri thức thì người đó có sức mạnh.

Vì vậy các thương nhân Do Thái thường thích giao dịch với những người có học thức uyên bác.

TALMUD

Đãi vàng hay bán nước ?

Chuyện chàng Amor quyết định bán nước uống cho những người đào vàng.

Bao nhiêu người cười chê, nói rằng anh không có chí lớn:” Bao nhiêu vất vả đến Cali, không đào vàng để làm giàu mà lại đi buôn bán kiếm chút lợi nhỏ, buôn bán như vậy làm ở đâu chẳng được, việc gì phải đến tận đây”.

Amor không hề dao động.

Ở đâu có cơ hội buôn bán tốt đến thế ? Bán nước hầu như không cần vốn.

Ở đâu có thị trường tốt đến thế ? Nhiều người khát khô cổ đang đợi nước của Amor

Dù trong bất cứ tình huống nào, một người kinh doanh tài ba cũng tìm được cơ hội kiếm tiền; còn những thương nhân kém tài thì để cho của cải vuột khỏi tầm tay mà không hề hay biết.

TALMUD

Một thương nhân có tài luôn tích luỹ tiền bạc từ từng đồng xu, không bao giờ vì tiền ít mà từ bỏ. Họ biết rằng, bất kỳ thành công nào cũng đều được tích luỹ từng chút một, không có tâm thức đó thì không thể trở nên giàu có.

Người luôn sống thực tế mới thật sự tạo được nền tảng vững chắc cho tiền đồ của mình, ngược lại thì khó có thể làm ra của cải.

Chuyện chàng Do Thái & người Anh. Người Anh đi ngang qua đồng xu không thèm nhặt.

TALMUD

Cơ hội là tên gọi khác của Thượng Đế.

Trong một thời gian nhất định, nếu các nhân tố phối hợp với nhau thích hợp thì sẽ tạo ra những điều kiện có lợi, ai biết tận dụng những điều kiện có lợi này trước, đầu tư nhân lực, vật lực trong tay thì người đó sẽ thành công nhanh hơn, dễ dàng hơn, kiếm được nhiều của cải hơn.

Muốn nhận được lợi nhuận thì trước hết phải đầu tư.

Muốn có được có hội trước tiên phải hy sinh, hy sinh thời gian, thu nhập, cuộc sống an toàn, sự hưởng thụ, … luôn tập trung tốt, khi cơ hội đến thì phải nắm bắt lấy ngay.

Trong quá trình làm giàu, cần phân biệt rõ cơ hội và sự may mắn.

Chúng ta không bỏ qua vận may, nhưng quan trọng là phải biết tạo ra cơ hội.

TALMUD

Dựa vào những nguồn lực

Một người có tri thức & tài hoa đến mấy thì năng lực cũng có hạn. Khéo vận dụng những ngoại lực là bí quyết hàng đầu trong kinh doanh của người Do Thái.

Người Do Thái cho rằng, thế giới này đã chuẩn bị sẵn mọi tài nguyên bạn cần, điều bạn phải làm chỉ là tập trung những nguồn tài nguyên đó và dùng trí tuệ kết hợp lại.

Ex: Hilton xây dựng khách sạn đầu tiên trị giá 1tr USD trong khi trong tay chỉ có 5000 USD.

TALMUD

Nhắm vào túi tiền phụ nữ.

Lịch sử hơn 5000 năm của người Do Thái cho chúng ta thấy: 

Đàn ông làm việc kiếm tiền, phụ nữ dùng tiền đó để chi tiêu cho cuộc sống.

Nếu muốn kiếm tiền thì hãy nhắm vào phụ nữ, đó là chân lý trong kinh doanh của người Do Thái.

+ Tiền do đàn ông kiếm, nhưng quyền chi tiêu nằm trong tay phụ nữ.

+ Cơ hội làm cho phụ nữ rút hầu bao luôn nhiều hơn so với đàn ông.

+ Biết đánh vào tâm lý phụ nữ, việc kinh doanh của chúng ta mới dễ thành công.

TALMUD

Tư duy đa chiều.

Bất cứ thứ gì vào tay thương nhân cũng có thể biến thành hàng hoá.

Đới với nhiều người thì kiếm tiền rất khó, kinh doanh rất khó làm. Còn đối với người Do Thái thì nơi nào cũng là vàng, ở những chỗ ít ai ngờ nhất họ cũng có thể kiếm ra tiền.

Họ cho rằng, bất cứ thứ gì cũng có thể là hàng hoá và đổi được ra tiền.

Ex: Mua bán hợp đồng, mua bán công ty, mua bán các cơ hội kinh doanh, …

TALMUD

Giao dịch công bằng

Người Do Thái tuân thủ 3 điều trong kinh doanh:

1. Cấm cho vay nặng lãi

2. Kinh doanh phải có đạo đức

3. Kinh doanh phải lấy điều thiện làm gốc

TALMUD

Bí quyết đàm phán

Đàm phán chính là thuyết phục. Nắm bắt lấy cốt lõi của vấn đề, từng bước nắm lấy toàn cục cho đến khi giành thắng lợi cuối cùng.

Trên bàn đàm phán phải nắm được ý đồ của đối phương, thuyết phục đối phương đồng ý với quan điểm của mình.

Người Do Thái quan niệm rằng, để đối tác không trả giá, trước hết phải làm thay đổi thái độ của họ.

Chúng ta cần lấy dự tính, niềm tin, điều mong muốn của đối tác làm xuất phát điểm và dẫn họ đi theo kiến nghị của mình.

Giao dịch có thành công hay không, xét theo một nghĩa nào đó, là ở chỗ bạn xử lý ý kiến phản đối như thế nào ?

Khi thuyết phục, phải làm cho đối phương hiểu rằng, bạn biết rất rõ quan điểm của họ.

Có lý thì không khoan nhượng.

8 bí quyết đàm phán của người Do Thái:

1. Chưa chuẩn bị đầy đủ thì không lên bàn đàm phán.

Trước đó phải tìm hiểu tình hình đối tác như thế nào ? vấn đề nằm ở đâu ? Người ra quyết định là ai ?

2. Có điều theo đuổi, có điều không, làm sao để 2 bên cùng thắng.

Chỉ nghĩ đến mình sẽ khiến cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt, thậm chí ép đối tác rút lui, khiến mình chẳng được gì.

3. Giữ bí mật, dần lộ sự sắc sảo.

Giữ bí mật để đối phương không chuẩn bị chu toàn.

Dần lộ sự sắc sảo sẽ dễ làm đối phương nể phục và chấp thuận ý kiến của mình.

4. Hãy là người lý trí trên bàn đàm phán.

Đối với những thứ mình thích, chỉ cần thể hiện thái độ, không được thể hiện ý đồ muốn giành bằng được.

5. Kiểm soát được mức độ sức ép gây ra cho đối phương

Giữ thế cạnh tranh, có thể thay thế phương án càng nhiều càng tốt.

Xem đối phương là đối tác, không phải là đối thủ.

Làm cho đối phương cảm thấy nếu không theo điều kiện của mình thì vấn đề sẽ rất nghiêm trọng.

6. Tìm cách làm cho đối phương tìm ra cách phá vỡ bế tắc.

Phía phá vỡ bế tắc trước thường phải trả giá bằng sự hy sinh lợi ích của mình.

7. Xác lập thời gian kết thúc đàm phán trước khi tiến hành đàm phán.

Đơn phương tuyên bố thời gian chấm dứt đàm phán sẽ khiến người ta cho là một sự đe doạ.

Hai bên cùng xác lập thời gian chấm dứt đàm phán sẽ làm tăng nhanh tốc độ đàm phán.

8. Để trợ thủ tranh luận với đối phương, ngồi bên ngoài để làm rõ tình hình của đối phương.

Người Do Thái bẩm sinh là một bậc thầy đàm phán.

Họ coi đàm phán là một trò chơi có luật lệ, họ chơi theo luật, tin vào sự công tâm, tỉnh táo thăm dò đối phương, đứng ở lập trường của đối phương để xét vấn đề, chừa cho đối phương đường rút lui, chú trọng trang phục, ghi chép cẩn thận, …

TALMUD

Đừng nghĩ rằng trong nháy mắt có thể tạo ra biển lớn, phải bắt đầu từ những dòng sông nhỏ.

Không sợ không kiếm được tiền, chỉ sợ không có ý chí tiến thủ.

Không ngừng thách thức với vận xấu, kiên cường nỗ lực không ngừng, biến khó khăn thành cơ hội.

Dù một đồng cũng phải kiếm.

Jewett, ông vua xây dựng:” Nếu kiếm được 1 Usd thì chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ không bỏ qua”.

Ex: Joseph Hesyrah và thị trường chứng khoán.

Archimedes: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái Đất lên”.

TALMUD

Thông tin đáng giá ngàn vàng.

Người Do Thái rất nhạy cảm trước thông tin cũng như cơ hội kiếm tiền từ thông tin

Ngoài việc có thông tin quý giá còn phải chú trọng đến những biện pháp thiết thực, khả thi thì mới có thể biến thông tin thành tiền bạc.

Ex: Công ty bán tã lót qua điện thoại, giao hàng tận nơi.

Rất nhiều người kinh doanh thiếu ý thức về thông tin, không thực hiện điều tra thị trường, sản xuất mù quáng dựa vào nguyện vọng chủ quan, bắt trước người khác, … Hoặc coi trọng thông tin nhưng thường để vuột mất cơ hội do không ra quyết định nhanh, hoặc ra quyết định sai lầm do thông tin không toàn diện.

—> everyday we received a lot of infos, what would we do and how to get profit from it ? A way to handle effectively infos ?

TALMUD

22-78 là quy luật của vũ trụ, loài người không thể tồn tại và phát triển nếu vi phạm quy luật này.

Vẽ một hình vuông có diện tích là 100, diện tích hình tròn nội tiếp sẽ là 78 và phần còn lại sẽ là 22

Tỷ lệ chất khí trong không khí là: nitrogen chiếm 78%, oxygen và các chất khí khác chiếm 22%.

Cơ thể người có 78% là nước và 22% là các chất khác.

Thương nhân Do Thái đầu tư 78% vốn vào 22% dự án tốt nhất, làm cho tiền nhanh chóng tăng giá trị.

“78% Tiền nằm trong tay 22% người có tiền”, phải kiếm tiền từ những người có tiền, như thế sẽ không bao giờ lỗ và mới có thể kiếm tiền nhanh và kiếm tiền nhiều. 

—> 78/22 Điều này vô cùng đơn giản nhưng số người hiểu được điều này và vận dụng được nó vào kinh doanh không nhiều !

TALMUD

Không thực hiện “Lời ít, bán nhiều”

Hàng hoá quý, đắt là sản phẩm dành cho những người giàu có. Nhắm vào hầu bao của 22% những người giàu có chiếm giữ 78% lượng tài sản là một bí quyết thành công.

Tại sao muốn “lời ít bán nhiều” mà không phải “lời nhiều bán nhiều” ?

“Lời ít bán nhiều” thể hiện người bán hàng không tự tin về hàng hoá của mình. Khi tiêu thụ một hàng hoá nào đó, thương nhân Do Thái lợi dụng mọi tư liệu, nói rõ lý do vì sao hàng hoá đó phải bán giá cao.

Chiến lược kinh doanh “lời nhiều, bán vừa” bề ngoài là nhắm vào người giàu có, nhưng thực ra là một chiến lược khéo léo.

Xã hội phương Đông lẫn phương Tây đều có tâm lý coi trọng thân phận, địa vị, tôn sùng sự giàu có, … 

Tầng lớp nghèo và trung lưu luôn muốn bước lên tầng lớp thượng lưu. Để thoả mãn nhu cầu tâm lý, hoặc do sĩ diện, họ luôn bắt chước những người giàu có, luôn muốn sở hữu những gì tầng lớp thượng lưu có thể sở hữu.

Phản ứng dây chuyền này sẽ biến tất cả các sản phẩm có giá trị bán cho tầng lớp thượng lưu trở thành những sản phẩm thịnh hành sau một thời gian.

—> Muốn dẫn dắt trào lưu hay muốn sản phẩm nào thịnh hành, hãy làm cho nó trở nên thịnh hành trong xã hội thượng lưu.

Do đó, chiến lược “lời nhiều, bán vừa” của người Do Thái chính là nhắm vào thị trường rộng lớn toàn xã hội dựa trên việc điều tra nhu cầu thị trường. 

Ex: Ruhr và công việc bán quần Jean từ giảm giá xuống 40 Usd thành niêm yết giá 400 USD.

TALMUD

Kiếm tiền một cách đàng hoàng

Người Do Thái cho rằng, chỉ có người đáng tin cậy về mặt tiền bạc thì mới có thể được coi là người thành thực, có đạo đức & có văn minh.

Người Do Thái rất coi trọng việc khéo léo lợi dụng luật thuế của địa phương , bằng nhiều biện pháp để trốn thuế hợp lý, vừa không vi phạm pháp luật, vừa giữ được tiền trong túi của mình.

Pháp luật Do Thái cấm quảng cáo giả dối, mọi thứ phải giới hạn trong phạm vi thành thực.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét